Sau động từ là gì? Chi tiết các cấu trúc cần nắm vững

Học bổng hè 26 triệu tại IELTS Vietop

Trong tiếng Anh, động từ chính là một phần không thể thiếu trong câu. Một câu có thể không có chủ ngữ hoặc tân ngữ nhưng buộc phải có động từ. Tùy theo cách phân loại mà động từ được chia thành nhiều loại khác nhau. Vậy bạn có biết theo sau động từ là gì và cấu trúc của chúng ra sao? Tất cả lời giải đáp sẽ được Bhiu “bật mí” qua bài viết dưới đây. 

Động từ là gì?

Động từ là gì?
Động từ là gì?
  1. Khái niệm

Động từ bao gồm một từ hoặc một nhóm từ dùng để diễn tả một hành động, một sự kiện hoặc một trạng thái của chủ ngữ. 

Động từ cùng với chủ ngữ là hai thành phần chính đóng vai trò vô cùng quan trọng trong câu hoặc cụm từ.

Ex:

  • Benny did not feel very hungry and ate sparingly.

Benny không cảm thấy đói lắm và ăn rất ít.

NHẬP MÃ BHIU40 - GIẢM NGAY 40% HỌC PHÍ CHO KHÓA HỌC IELTS TẠI VIETOP
Vui lòng nhập tên của bạn
Số điện thoại của bạn không đúng
Địa chỉ Email bạn nhập không đúng
  • The weather was pretty bad when we went to Miami last year.

Thời tiết khá xấu khi chúng tôi đến Miami năm ngoái.

  1. Cách phân loại động từ

Nhóm động từ theo chức năng

  • Động từ thể chất (Physical verbs): Động từ thể chất là những từ được dùng để mô tả hành động nhất định, cụ thể của một người hay vật nào đó. Hành động ấy là những chuyển động của cơ thể người hoặc vật. (Ví dụ: Hear, run, see, laugh, talk, throw, dance,…)
  • Động từ chỉ trạng thái (Stative verbs): Động từ chỉ trạng thái là những động từ dùng nói về các giác quan của con người. Chẳng hạn như suy nghĩ, cảm xúc, sự tồn tại, nhận thức, trạng thái, quan điểm,…(Ví dụ: love, care, hear, touch, taste, belong, perceive, promise, remember, deserve, matter,…).
  • Động từ chỉ hoạt động nhận thức (Mental verbs): Động từ chỉ hoạt động nhận thức được dùng đề cập đến trạng thái nhận thức (nhằm giải quyết các vấn đề logic) trong đó các hành động chủ yếu mang tính chất hành động trừu tượng. Các hoạt động tinh thần cùng với các khái niệm như khám phá, suy nghĩ, hiểu biết hoặc lập kế hoạch. (Ví dụ: Learn, smell, surprise, wish, look, notice, prefer, want, decide, own, imagine, explore,….). 
  • Động từ hành động (Action verb): Động từ hành động hay còn có tên gọi khác là động từ động (Dynamic verbs) có thể nói rằng đây là loại động từ được sử dụng phổ biến và thông dụng nhất trong tiếng Anh. Đây là những động từ dùng để thể hiện, biểu thị một hành động nào đó về thể chất hoặc tinh thần (physical or mental). Nó thường được sử dụng để đưa ra lời giải thích, diễn giải những sự việc đang được nhắc đến đã hoặc đang làm gì. (Ví dụ: Agree, buy, give, help, explain, leave, make, jump, kick, treasure, admire, cry,…).

Nhóm động từ theo đặc điểm 

  • Ngoại động từ (Transitive verbs): Ngoại động từ dùng diễn tả một hành động tác động đến một người hoặc một vật nào khác. Người hoặc vật chịu sự tác động của hành động sẽ được gọi là tân ngữ theo sau. Ngoại động từ sẽ luôn có tân ngữ đi sau. (Ví dụ: Name, enjoy, like, select, rob, send, left, buy, need,…).
  • Nội động từ (Intransitive verbs): Nội động từ dùng để diễn tả những hành động bên trong (nội tại) của chủ thể: người hoặc vật thực hiện hành động. Nội động từ thường đứng ngay sau chủ ngữ và nếu không có trạng từ thì nội động từ sẽ đứng ở cuối câu. (Ví dụ: emerge, happen, respond, vanish, depend, awake, become,…).

Nhóm động từ đặc biệt

  • Trợ động từ (Auxiliary verbs): Trợ động từ trong tiếng Anh dùng để bổ sung nghĩa cho động từ chính. Trợ động từ có thể bổ sung về tính chất, mức độ, hình thái,… của hành động. (Ví dụ: Be, have, do, can, could, may, might, should, must, need, dare, used to,…).
  • Động từ nối: hay còn được gọi là động từ liên kết (linking verb) là những động từ có tác dụng chỉ ra mối liên hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ trong câu và nó không dùng để chỉ hành động và dùng để diễn tả hành động, cảm xúc của con người, sự vật, sự việc,…(Ví dụ: be, appear, prove, become, feel, look, seem, sound, smell, get…).

Các từ loại theo sau động từ

Các từ loại theo sau động từ
Các từ loại theo sau động từ

Sau động từ là tính từ (Verb + Adjective)

Ta sẽ sử dụng tính từ sau động từ to be và các động từ liên kết (appear, become, feel, get, look, seem, sound…) và một số động từ chỉ cảm giác (appear, smell, taste, touch, hear,…).

Ex 1: Sau động từ liên kết.

It soon became apparent that no one was going to come.

Ex 2: Sau động từ to be.

It was really hot in the sauna.

Ex 3: Sau động từ chỉ cảm giác.                     

The room smelt damp.

Sau động từ là trạng từ (Verb + Adverb)

Trạng từ chỉ thể cách (adverb of manner) thường đứng sau động từ thường (regular verbs), nếu động từ có tân ngữ thì đứng sau tân ngữ: 

Ex 1: She opened the can and drank thirstily.

Ex 2: Susan drives her car carefully

Sau động từ là tân ngữ (Verb + Object)

Ngoại động từ + tân ngữ (transitive + object):

Ex 1: He sent me word to come.

Ex 2: Emily bought me a new coat.

Chú ý: Nội động từ không cần phải có tân ngữ theo sau. 

Một số động từ có thể có hoặc không có tân ngữ theo sau (những động từ có thể là nội động từ hoặc ngoại động từ tùy thuộc vào vị trí của chúng trong câu). Thường thì chúng sẽ có nghĩa tương đồng, nhưng một số động từ sẽ có nghĩa khác nhau.

Ex 1: He closed the window firmly. (ngoại động từ).

Ex 2: The window closed. (nội động từ).

Động từ close (đóng lại) ở 2 ví dụ trên về ý nghĩa không có gì khác nhau.

Cấu trúc của một số động từ:

Động từ + tân ngữ + to (verb + object + to)

Ex 1: Can you remind me to phone Emma tomorrow morning?

Ex 2: The stress drove her to drink and put a strain on her marriage.

Sau động từ là 2 tân ngữ (Verb + 2 Object)

Trong một số trường hợp động từ sẽ được theo sau bởi 2 tân ngữ, tân ngữ đầu tiên là một người hay nhóm người (tân ngữ gián tiếp), tân ngữ thứ hai là một vật (tân ngữ trực tiếp):

Cấu trúc:

Chủ ngữ + động từ  + tân ngữ gián tiếp + tân ngữ trực tiếp (verb + indirect object + direct object)

Ex 1: She makes her own clothes.

Ex 2: Emily brought her boyfriend to the party.

Ex 3: Nathan made himself a cup of tea.

Sau động từ là tân ngữ và bổ ngữ (Verb + Object + Complement)

Sau động từ là tân ngữ và bổ ngữ (Verb + Object + Complement)
Sau động từ là tân ngữ và bổ ngữ (Verb + Object + Complement)

Lưu ý: Ở một số ngoại động từ có thể có một tân ngữ và theo sau là cụm từ dùng để bổ nghĩa cho tân ngữ đó: 

Ex 1:  We always associate pizza with Italy.

Ex 2: Emma ate a hamburger for lunch.

Ex 3: The children sang three songs by Schubert at the school concert.

  • Một số động từ được theo sau bởi một tân ngữ và cụm giới từ: attribute…to, base…on, equate…with, inflict…on, mistake…for, regard…as/with, remind…of, ask….about, deal….with, believe….in,….
  • Một số động từ được theo sau bởi một tân ngữ và cụm tính từ: assume, believe, consider, declare, find, judge, prove, report, think, eat, run, watch,…

Sau động từ là tân ngữ và động từ (verb + object + verb)

Cấu trúc 1

Động từ + tân ngữ + động từ nguyên thể có to (verb + object + to infinitive)

Ex 1: Cindy’s mother asked her to marry Tommy.

Ex 2: Catherine used him to help her get into movies and then discarded him.

  • Những động từ thường được sử dụng theo cấu trúc này: allow, advise, ask, beg, challenge, encourage, invite, need, order, require, remind, recommend, teach, tell, use, want,… 

Cấu trúc 2

Động từ + tân ngữ + động từ nguyên thể không to (verb + object + bare infinitive)

Ex 1: Diana always makes me laugh.

Ex 2: Let me help you with your luggage.

  • Những động từ thường dùng dùng theo cấu trúc này: feel, hear, help, let, make, notice, see, watch, try, learn,… 

Cấu trúc 3

Động từ + tân ngữ + động từ đuôi ing  (verb + object + Ving)

Ex 1: Emma makes her living buying and selling antiques.

Ex 2: Kat’s cries brought the neighbors running.

Sau động từ là tân ngữ và mệnh đề (verb + object + clause)

Cấu trúc 1

Động từ + tân ngữ + mệnh đề “that” (verb + object + clause with “that”)

Ex : Christine promised me that you’d be home early tonight.

Cấu trúc 2

Động từ + tân ngữ + quá khứ phân từ (verb + object + past participle)

Ex: This package – do you want it sent today?

Cấu trúc 3

Động từ + tân ngữ + mệnh đề “wh-” (verb + object + clause with “wh-”)

Ex: The teacher can understand why the children are fighting.

Sau động từ là tân ngữ và tính từ/cụm tính từ (verb + object + adjective/ adjective phrase)

Ex 1: Veronica passed him a hot black coffee.

Ex 2: Rose  finds it easy to talk about her problems.

Sau động từ là giới từ (verb + preposition)

Sau động từ là giới từ (verb + preposition)
Sau động từ là giới từ (verb + preposition)

Một số giới từ có thể đi ngay sau động từ

Ex 1: The TV’s broken – we’ll just have to live without (= not have) it for a while.

Ex 2: The run starts at/from the entrance to the park.

Một số động từ có cấu trúc

Động từ  + giới từ + tân ngữ (verb + preposition + object)

Ex: You earn loads of money if you get to the top in that profession.

Lưu ý: Nếu tân ngữ là một động từ, động từ đó sẽ có đuôi là (V-ing).

Ex 1: Emily is thinking of taking up running.

Ex 2: Wendy left by the back door.

Một số cấu trúc khác của động từ 

Động từ + tân ngữ + giới từ + động từ -ing (verb + object + preposition + Ving)

Ex:

  • It was hard to excuse him for treating his wife so badly.
  • Our father accused us of telling lies.   

Sau động từ là một động từ khác (verb + verb) 

Cấu trúc 1

trợ động từ + động từ (auxiliary verb + verb)

Trợ động từ (auxiliary verbs) là từ được theo sau bởi một động từ khác để tạo thành một câu hỏi, câu phủ định hoặc thể bị động. 

Có 12 trợ động từ trong tiếng Anh là be, have, do, can, will, shall, may, must, used (to), need, ought (to), dare. Trong đó có 9 trợ động từ còn được xếp vào loại động từ khiếm khuyết (modal verbs) đó là can, may, must, will, shall, used (to), need, ought (to), dare.

Ex: 

  • Cats can see in the dark.
  • Susan must come and stay with us one weekend.
  • The doctor will call next week to check on your progress.
  • Mina would let you use her computer if you asked.
  • Eric ought to be home by nine o’clock.

Một số động từ có những động từ thường khác theo sau. Động từ thứ nhất thường diễn tả thái độ, động từ thứ hai chỉ hành động.

  • I learned to drive when I was 19
  • The scientists described their findings and research methods..

Cấu trúc 2

động từ + động từ nguyên thể có to (verb + to- infinitive)

Ex:

  • Did you remember to do the shopping?
  • Did you think to give her your phone number?
  • Emma travels to work by plane.

Những động từ thường theo sau bởi động từ nguyên thể có to: like, try, promise, forget, help, ask, choose, begin, need, hate,…..

Cấu trúc 3

động từ + động từ nguyên thể không to (verb + bare infinitive) 

Ex:

  • Emma can’t make him go if he doesn’t want to.
  • Don’t let it worry you.

Những động từ theo sau bởi động từ nguyên thể không to: meet, feel, hear, sing, let, make, notice, read, see,…

Sau động từ là danh động từ (verb + gerund)

Danh động từ được cấu tạo bằng cách thêm “-ing” vào sau động từ. Trong tiếng Anh có một số động từ được quy ước là phải theo sau với một danh động từ nếu ta muốn kết hợp nó với một động từ khác. 

Ex:

  • Sophia can’t see her accepting the job in the present circumstances.
  • Teresa tries to avoid going shopping on Saturdays.

Một số động từ theo sau là danh động từ:  report, anticipate, appreciate, avoid, delay, doubt, finish, imagine, involve, keep, mean, mind, practice, suffer,…

Khi sau động từ là chủ ngữ (verb + subject)

Thông thường thì chủ ngữ thường đứng trước động từ, tuy nhiên trong một số trường hợp chủ ngữ sẽ theo sau động từ trong một số tình huống sau:

  1. Trong câu hỏi:

Where is my laptop on the table?

  1. Khi chủ ngữ ở vị trí tân ngữ:

Cindy is telling a stories

  1. Trong câu đảo ngữ:

Rarely does Kate go to the supermarket.                                    

No sooner did Nathan leave than the party ended.

  1. Trong câu tường thuật, chủ ngữ thường đứng sau các động từ tường thuật như said, asked, told, recommend, suggest,…

“What is Daisy thinking ?” asked Eric.                                         

“I love you” whispered Christine.

  1. Khi trong câu bắt đầu với Here hoặc There:

Here is your opportunity.

There are three people waiting outside.

>>> Xem thêm:

Nevertheless là gì? Cấu trúc và bài tập vận dụng có đáp án
Ago là thì gì? Sự khác nhau giữa “ago” với “since” và “for”
Go ahead là gì? Cách sử dụng Go ahead trong tiếng Anh

Bài tập về sau động từ

Bài tập về sau động từ
Bài tập về sau động từ

Chọn đáp án đúng

1. They look … ! They should go to bed early.

  1.  tired
  2.  tiredly
  3.  tiredness

2. Sammy did his homework …

  1.  carefully
  2.  careful
  3.  carefulness

3. My friend told … about the final exam’s result

  1.  I
  2.  me
  3.  myself

4. My brother expects me … this task soon.

  1.  completing
  2.  to complete
  3.  complete

5. She recalled him … some money.

  1.  to borrow
  2.  borrow
  3.  borrowing

6. Steve explained to her … he behaved like this

  1.  what
  2.  when
  3.  why

7. Amy wants the job to be completed …

  1.  precisely
  2.  precising
  3.  precise

8. I decided … a new job.

  1.  to find
  2.  find
  3.  finding

9. The musician is writing a … song.

  1.  beauty
  2.  beautiful
  3.  beautifully

Bài viết trên đây là về chủ đề Sau động từ là gì? Tổng hợp kiến thức ngữ pháp về các từ loại theo sau động từ. Bhiu hy vọng với những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp bạn học tiếng Anh tốt hơn và đạt kết quả cao! Hãy truy cập ngay vào chuyên mục Grammar để có thêm nhiều kiến thức mới và bổ ích cho việc tự học tiếng Anh nhé!

Viết một bình luận