Câu bị động trong tiếng anh như thế nào?

Back to school IELTS Vietop

Để học tốt Ngữ pháp trong tiếng Anh thực sự là rất khó. Tuy nhiên nếu bạn biết cách học trọng tâm và chăm chỉ thì nó vẫn nằm trong khả năng. Câu bị động và câu chủ động trong tiếng Anh là một phần ngữ Pháp rất quan trọng và gặp rất nhiều trong những kì thi. Nhất là phần ngữ pháp của câu bị động đã gây ra rất nhiều khó khăn cho các bạn học sinh.

Hiểu được điều này, Bhiu.edu.vn đã tổng hợp về câu bị động trong tiếng anh ở bài viết này nhằm giúp bạn tránh được tình trạng đó.

Câu bị động trong tiếng Anh
Câu bị động trong tiếng Anh

1. Khái niệm cơ bản về câu bị động trong tiếng Anh, câu bị động trong tiếng Anh có nghĩa là gì?

Câu bị động hay còn gọi là Passive Voice Là một câu mà chủ ngữ của nó là người hoặc là vật bị chịu tác động của một hành động, được sử dụng để nhấn mạnh đến một đối tượng chịu tác động của hành động đó. Đây chính là khái niệm cơ bản về câu bị động trong tiếng Anh. Ngoài ra thì của câu bị động luôn phải tuân theo thì của câu chủ động.

Câu bị động trong tiếng Anh
Câu bị động trong tiếng Anh

2.Cấu trúc của câu bị động trong tiếng anh như thế nào, có khó không?

Để mà nói cấu trúc của câu bị động khó thì đấy là không đúng. Chỉ cần bạn nắm được cấu trúc cơ bản sau đây là ổn rồi đấy! Sau đây là cấu trúc cơ bản của cả câu chủ động và câu bị động bạn tham khảo nhé!

Câu chủ động là : Subject + Verb + Object

NHẬP MÃ BHIU40 - GIẢM NGAY 40% HỌC PHÍ CHO KHÓA HỌC IELTS TẠI VIETOP
Vui lòng nhập tên của bạn
Số điện thoại của bạn không đúng
Địa chỉ Email bạn nhập không đúng

Câu bị động là : Subject + Verb + By Object

Ví dụ:

– My mother is washing banana in the yard.

Mẹ tôi đang rửa chuối ở ngoài sân.

– banana are being washed in the yard by my mother.

Chuối đang được rửa ở ngoài sân bởi mẹ tôi.

3. Các bước chuyển câu chủ động sang bị động trong thì tiếng Anh như thế nào?

Cách để chuyển câu chủ động sang câu bị động trong tiếng Anh như thế nào?liệu nó có dối không?

Để chuyển câu chủ động sang câu bị động trong tiếng Anh nếu nói thật thì là khá khó, Tuy nhiên nếu ta biết học thì nó cũng không khó lắm đâu! Đầu tiên việc bạn cần làm chính là phải làm sao để xác định tân ngữ trong câu chủ động đồng thời chuyển thành chủ ngữ cho câu bị động bạn nhé!

a. Các bước chuyển đổi sang câu bị động đơn giản nhất.

Việc đầu tiên mà bạn cần phải làm ngay đó chính  là xác định tân ngữ trong câu chủ động , đồng thời hãy chuyển thành chủ ngữ cho câu bị động bạn nhé.

Tiếp đó, bạn hãy xác định thì  trong câu chủ động rồi hãy bắt đầu chuyển động từ về thể bị động nha , chuyển động từ thành dạng “tobe + Ved/P2” rồi bạn chia động từ “tobe” theo đúng thì của câu chủ động nè và bạn hãy giữ nguyên cách chia dạng số ít, số nhiều theo chủ ngữ nha!

Cuối cùng, đây là một buốc rất dễ, nếu chủ ngữ trong câu chủ động xác định thì bạn hãy chuyển thành tân ngữ trong câu bị động rồi thêm “by” phía trước. Với các chủ ngữ không xác định thì ta có thể bỏ qua, ví dụ them, people…đó

Ví dụ:

–she planted a flower plant in the garden.

Cô ấy đã trồng một cây hoa ở trong vườn.

– A flower was planted in the garden (by her).

Một cây hoa được trồng ở trong vườn (bởi cô ấy).

Cấu trúc bị động với các thì trong tiếng Anh như sau:

ThìCâu chủ độngCâu bị động
Hiện tại đơnS + V(s/es) + Oeg: Jane buys oranges in supermarket. Jane mua cam ở siêu thịS + am/is/are + P2 + by O=> Oranges are bought in supermarket by Jane. Cam được mua ở siêu thị bởi Jane
Hiện tại tiếp diễnS + am/is/are + V-ing + Oeg: Jane is buying oranges in supermarket. S + am/is/are + being + P2 + by O=> Oranges are being bought in supermarket by Jane. 
Hiện tại hoàn thànhS + have/has + P2 + Oeg: Jane has bought oranges in supermarket. S + have/has + been + P2 + by O=> Oranges have been bought in supermarket by Jane. 
Quá khứ đơnS + Ved + Oeg: Jane bought oranges in supermarket.S + was/were + P2 + by O=> Oranges were bought in supermarket by Jane.
Quá khứ tiếp diễnS + was/were + V-ing + Oeg: Jane was buying oranges in supermarket. S + was/were + being + P2 + by O=> Oranges were being bought in supermarket by Jane. 
Quá khứ hoàn thànhS + had + P2 + Oeg: Jane had bought oranges in supermarket. S + had + been + P2 + by O=> Oranges had been bought in supermarket by Jane.
Tương lai đơnS + will + V-infi + Oeg: Jane will buy oranges in supermarket. S + will + be + P2 + by O=> Oranges will be bought in supermarket by Jane.
Tương lai hoàn thànhS + will + have + P2 + Oeg: Jane will have bought oranges in supermarket. S + will + have + been + P2 + by O=> Oranges will have been bought in supermarket by Jane. 
Tương lai gầnS + am/is/are going to + V-infi + Oeg: Jane is going to buy oranges in supermarket. S + am/is/are going to + be + P2+ by O=> Oranges are going to be bought in supermarket by Jane. 
Động từ khuyết thiếuS + ĐTKT + V-infi + Oeg: Jane should buy oranges in supermarket. S + ĐTKT + be + P2 + by O=> Oranges should be bought in supermarket by Jane.

b. Lưu ý nhỏ khi chuyển sang câu bị động trong tiếng Anh mà bạn cần nhớ.

. Giống với bạn thấy đấy, câu bị động được chuyển từ câu chủ động sang vì vậy rất dễ gây nhầm lẫn khi bạn chia động từ và xác định chủ ngữ chính, vì thế nên bạn cần chú ý những điều sau:

Nội động từ thì không dùng ở dạng bị động:

Ví dụ: cry, die, arrive, ….bạn nhé

Trường hợp mà trong câu chủ động có 2 tân ngữ thì ta:

Các bạn có thể chọn một trong hai chủ ngữ làm chủ ngữ chính cho câu bị động nha (ưu tiên tân ngữ chỉ người) hay bạn cũng có thể chuyển thành 2 câu bị động.

Cấu trúc : S + V + Oi + Od

Oi (indirect object): là tân ngữ gián tiếp

Od (direct object): là tân ngữ trực tiếp

=> Chuyển sang câu bị động, ta sẽ có 2 trường hợp sau:

– TH1: ta lấy tân ngữ gián tiếp lên làm chủ ngữ cho câu bị động

Cấu trúc: S + be + P2 + Od

– TH2: ta lấy tân ngữ trực tiếp lên làm chủ ngữ cho câu bị động

Cấu trúc S + be + P2 + giới từ + Oi

Ví dụ:

she gave me a banana yesterday.

(me sẽ  là tân ngữ gián tiếp còn an apple là tân ngữ trực tiếp)

=> Bị động như sau: 

TH1:   I was given an banana yesterday.

TH2:   A banana was given to me yesterday.

Ví dụ:

Somebody broke the mirror of his motorbike.

→ The mirror of his motorbike was broken.

Trong câu chủ động mà có trạng ngữ chỉ nơi chốn, khi chuyển sang câu bị động thì bạn cần phải đặt trạng ngữ chỉ nơi chốn trước by + tân ngữ nha.

Ví dụ như:

Jinanly bought oranges at market.

→ Oranges were bought at market by Jinaly.

Riêng Đối với những câu chủ động có trạng ngữ nó chỉ thời gian, khi chúng ta chuyển sang câu bị động thì ta sẽ đặt trạng ngữ chỉ thời gian sau by + tân ngữ nhé!

Ví dụ như:

Jelenley used the computer ten hours ago.

→ The computer was used by Jelenley ten hours ago.

Nếu câu chủ động có cả trạng ngữ mà nó chỉ nơi chốn và trạng ngữ chỉ thời gian, khi chuyển sang câu bị động thì bạn cần tuân theo quy tắc này:

S  + be  + Ved/P2  + địa điểm + by + tân ngữ  + thời gian

Ví dụ:

Ms.Han threw the garbage in front of my home last night.

→ The garbage was threw in front of my home by Ms.han last night.

Khi mà chủ ngữ trong câu chủ động là phủ định như no one, nobody, none of… thì khi chuyển sang câu bị động, ta chia động từ bị động ở dạng phủ định nhé!

Ví dụ:

No one can wear this red dress

→ This red dress cannot be worn.

Thêm nữa, Trong 1 vài trường hợp to be/to get + P2 sẽ không mang nghĩa bị động khi nó được dùng để:

– Chỉ tình huống, trạng thái mà chủ ngữ trong câu đang gặp phải, 

Ví dụ:Adana got lost his wallet at the library yesterday.

Bài viết trên đây là về Bài tập về các thì trong tiếng anh. Bhiu hy vọng với những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp bạn học tiếng anh tốt hơn và đạt kết quả cao! Bạn hãy ghé thăm  Học ngữ pháp tiếng Anh  để có thêm kiến thức mỗi ngày.

Viết một bình luận