Tổng hợp bảng tân ngữ trong tiếng anh cần nắm

Giảm UP TO 40% học phí IELTS tại IELTS Vietop

Tân ngữ trong tiếng anh có thể là một danh từ, hay một cụm danh từ hoặc một đại từ. Chúng chịu ảnh hưởng bởi các hoạt động của động từ. Bài viết hôm nay Bhiu sẽ tập trung vào tân ngữ trong tiếng Anh – Bảng tân ngữ trong tiếng anh cần nắm.

Tất cả các câu trong tiếng anh đều cần có chủ ngữ và động từ. Trong câu sẽ gồm một đối tượng là người, hoặc địa điểm, điều hay ý tưởng rằng câu là về thứ thực hiện các hành động. Những động từ này là hành động đang được thực hiện bởi một chủ đề nào đó; nó giải thích hành động đối tượng đang làm gì. Nhưng bên cạnh đó còn một thành phần mà chắc hẳn nó không thể thiếu trong các câu tiếng Anh đó là Tân ngữ.

Vai trò của tân ngữ trong Tiếng Anh là gì?

Vai trò của tân ngữ trong tiếng  Anh
Vai trò của tân ngữ trong tiếng Anh

​Tân ngữ (hay còn gọi là Object) được hiểu là một thành phần có chức năng làm vị ngữ trong câu, nó thường được đứng sau các động từ, liên từ hoặc giới từ. 

Chúng có nhiệm vụ biểu đạt ý nghĩ của con người hoặc các sự vật chịu sự tác động của động từ, giới từ nằm ở vị trí đứng trước nó. Hoặc các bạn cũng có thể dùng tân ngữ để thể hiện cho mối liên kết giữa những tân ngữ với nhau thông qua liên từ.

NHẬP MÃ BHIU40 - GIẢM NGAY 40% HỌC PHÍ CHO KHÓA HỌC IELTS TẠI VIETOP
Vui lòng nhập tên của bạn
Số điện thoại của bạn không đúng
Địa chỉ Email bạn nhập không đúng

Tân ngữ trong tiếng Anh có thực sự quan trọng không?

Tân ngữ trong câu đảm nhiệm chức vụ biểu đạt, giúp làm rõ nghĩa của các động từ, khiến câu trở nói nên dễ hiểu và truyền đạt nội dung một cách chính xác hơn. 

Ngoài ra, tầm quan trọng của tân ngữ trong câu còn thể hiện ở việc có nhiều động từ trong tiếng Anh cần có đối tượng nào đó để bổ sung nghĩa cho chúng.

​Nếu như các nội động từ (hay intransitive verbs) trong câu như run, cry, fall, die không cần có tân ngữ hỗ trợ thì các ngoại động từ (hay transitive verbs) lại phải có thêm tân ngữ đi kèm. Một số các động từ như: eat, break, cut, make, send, give,….

Phân loại các tân ngữ trong tiếng Anh

​Tân ngữ sử dụng trong tiếng Anh được phân chia thành 2 loại: một là tân ngữ trực tiếp (hay direct object) và hai là tân ngữ gián tiếp (hay indirect object).

Phân loại các tân ngữ trong tiếng Anh
Phân loại các tân ngữ trong tiếng Anh

Tân ngữ trực tiếp

​Tân ngữ trực tiếp dùng để chỉ người hoặc vật đầu tiên chịu tác động trực tiếp từ các động từ. Tân ngữ trong câu này có thể là danh từ hoặc đại từ.

Chú ý: Không phải tất cả các động từ nào trong tiếng Anh cũng đòi hỏi các tân ngữ đứng sau nó phải là một danh từ. Một số các động từ yêu cầu tân ngữ đứng đằng sau nó phải là một động từ khác.

​Ví dụ: 

  • Lan likes him.
  • Helen closed the door.

Tân ngữ gián tiếp

​Đây là tân ngữ có tác dụng thụ hưởng kết quả của các hành động do người hoặc đồ vật gây ra. Chúng thường được nằm ở vị trí đứng sau tân ngữ trực tiếp.

​Ví dụ: 

  • My mom bought me a dress.
  • ​Lan gave Hoa a book.

Cách phân biệt 2 loại tân ngữ trên

Có khá nhiều bạn cảm thấy lúng túng, khó khăn khi phải phân biệt hai loại tân ngữ này. Để việc vận dụng dễ dàng hơn, Bhiu sẽ mách nhỏ các bạn những mẹo phân biệt hiệu quả như sau:

  • ​Tân ngữ sẽ không bao giờ đứng một mình ở trong câu. Chúng sẽ luôn đi kèm với một động từ, hay liên từ hoặc giới từ.​
  • ​ Nếu trong câu có 2 tân ngữ, nhưng giữa 2 tân ngữ này lại không có một giới từ thì đối tượng nào đứng trước sẽ là tân ngữ gián tiếp. Đối tượng nào đứng sau là tân ngữ trực tiếp.
  • ​Nếu trong một câu có 2 tân ngữ và giữa 2 tân ngữ này có giới từ như “for”, “to” thì các tân ngữ đi sau giới từ này là tân ngữ gián tiếp. Tân ngữ đứng trước trong câu là tân ngữ trực tiếp.

​Hãy cùng Bhiu phân tích ví dụ sau để các bạn có thể hiểu rõ hơn:

​“Sam bought me a phone”: giữa 2 tân ngữ “me” và “a phone” không có một giới từ nào nên từ “me” là tân ngữ gián tiếp, “a phone” sẽ là tân ngữ trực tiếp.

​“Sam bought a phone for me”: giữa 2 tân ngữ “me” và “a phone” có chứa giới từ “for” nên “me” sẽ là tân ngữ gián tiếp do nó đứng sau “for” còn cụm “a phone” sẽ là tân ngữ trực tiếp.

​Ngoài ra, các bạn cũng cần chú ý, không phải bất cứ động từ nào cũng đòi hỏi sẽ đi sau nó  là tân ngữ chứa danh từ. Nó cũng có thể là một động từ đảm nhiệm vai trò ở vị trí tân ngữ.

Trật tự của Tân ngữ

Khi trong câu chứa tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp thì thứ tự của chúng như sau:

Các tân ngữ trong tiếng Anh
Các tân ngữ trong tiếng Anh

Nếu tân ngữ gián tiếp đứng sau làm tân ngữ trực tiếp thì chúng phải có giới từ to hoặc for:

Direct object  –  Prep. –   Indirect object

Ví dụ: 

  • Hang teaches French to me (Hằng dạy tiếng Pháp cho tôi).
  • The mom made a cake for her children (Bà mẹ làm bánh ngọt cho các con của bà ta).

Tân ngữ gián tiếp sẽ đứng trước tân ngữ trực tiếp (đứng ngay sau động từ) thì sẽ không dùng giới từ.

Những bảng tân ngữ trong tiếng Anh

​Tân ngữ trong tiếng Anh sẽ tồn tại ở dạng không chỉ một mà tồn tại ở dạng dưới nhiều hình thức khác nhau.

Các hình thức tân ngữ trong tiếng Anh
Các hình thức tân ngữ trong tiếng Anh

​Danh Từ (Noun)

​Danh từ có thể đảm nhiệm là tân ngữ gián tiếp hoặc là tân ngữ trực tiếp trong câu.

​Ví dụ: They like a book.

​Tính Từ Dùng Như Danh Từ

​Những tính từ được sử dụng như một danh từ tập hợp (hay Adjective used as Noun) như the rich, the poor, the old,…có thể là một tân ngữ.

​Ví dụ: They must help the old.

​Đại Từ Nhân Xưng (Personal Pronoun)

​Tương ứng với mỗi một đại từ chủ ngữ, chúng sẽ được chuyển thể sang thành đại từ nhân xưng. Chức năng của chúng trong câu không phải làm chủ ngữ mà chỉ được góp mặt một phần ở vai trò tân ngữ hoặc bổ ngữ.

​Đại từ chủ ngữ​Đại từ tân ngữ
​I​Me
​You​You
​He​Him
​She​Her
​It​It
​TheyThem

​Ví dụ: She trusts me completely.

​Động Từ (Verb)

​Đi sau một động từ không phải lúc nào cũng sẽ là tân ngữ danh từ. Đôi khi, sẽ có một số các động từ yêu cầu theo sau nó, tân ngữ phải là một động từ. Cụ thể,

​Động Từ Nguyên Thể Làm Tân Ngữ (To + Verb)

​Đây là các động từ đi theo sau nó, tân ngữ bắt buộc là một động từ khác ở dạng nguyên thể có “to”. Đó là các từ:

​Agree​Forget​Prepare
​Attempt​Hesitate​Refuse
​Claim​Hope​Seem
​Decide​Intend ​Strive
​Demand​Learn​Tend
​Desire​Need​Want
​Expect​Offer​Wish
​Fail​Plan

​Ví dụ: Lan plans to get a good mark.

​Danh Động Từ

​Nếu như những động từ trên cần phải có tân ngữ đi sau là động từ nguyên mẫu thì danh sách các động từ dưới đây lại đòi hỏi các tân ngữ theo sau là danh động từ (động từ dạng Verb-ing).

Admit​Enjoy​Recall
​Appreciate​Finish​Resist
​Avoid​MissPrepare
​​Can’t help​MindRepeat
​​ConsiderPostpone​Resent
​Delay​Practice​Resume
​Deny​Quit​Resist

​Mệnh Đề (Clause)

​Ngoài các hình thức trên, tân ngữ còn có thể tồn tại dạng dưới một mệnh đề.

​Ví dụ: Lan will tell you what she want.

Bài viết trên đây là về Bảng tân ngữ trong tiếng anh cần nắm. Bhiu.edu.vn hy vọng các bạn các bạn sẽ có được các thông tin hữu ích. Chúc các bạn học tốt! Hãy theo dõi chuyên mục học ngữ pháp tiếng Anh của Bhiu để cập nhật những kiến thức mới nhất nhé!

Viết một bình luận