Lý thuyết đầy đủ về kiến thức câu bị động tiếng anh 9

Học bổng hè 26 triệu tại IELTS Vietop

Kiến thức câu bị động tiếng anh 9 là một nền tảng khá quan trọng cho việc học tiếng Anh. Các bạn cần nắm rõ lý thuyết và thực hành nhiều bài tập để có thể thành thạo kiến thức này. Bhiu.edu.vn với bài viết Lý thuyết đầy đủ về kiến thức câu bị động tiếng anh 9 để bạn nắm rõ kiến thức hơn.

Câu bị động tiếng Anh 9
Câu bị động tiếng Anh 9

Câu bị động trong tiếng Anh lớp 9 là gì?

Câu bị động là một cấu trúc ngữ pháp cơ bản rất quan trọng trong tiếng Anh lớp 9. Mục đích khi dùng câu bị động nhằm nhấn mạnh vào hành động diễn ra và đối tượng chịu tác động của hành động đó. Ngược lại, đối tượng hay tác nhân thực hiện hành động lúc này không quan trọng hoặc chưa được xác định thì có thể bị lược bỏ.

Thì của câu bị động phải đúng với thì của câu chủ động. Nếu câu chủ động chia hiện tại đơn thì câu bị động cũng chia thì hiện tại đơn.

Ví dụ:

An expensive bag was stolen. (Một chiếc túi đắt tiền đã bị đánh cắp.)

NHẬP MÃ BHIU40 - GIẢM NGAY 40% HỌC PHÍ CHO KHÓA HỌC IELTS TẠI VIETOP
Vui lòng nhập tên của bạn
Số điện thoại của bạn không đúng
Địa chỉ Email bạn nhập không đúng

Trong câu trên, sự việc chiếc túi bị đánh cắp được nhấn mạnh, còn đối tượng đánh cắp là ai thì không rõ.

Câu bị động tiếng Anh 9
Câu bị động tiếng Anh 9

Cách chuyển thành câu bị động tiếng Anh 9

Để chuyển từ các câu ở thể chủ động sang thể bị động bạn cần nắm vững kiến thức bởi đây là một trong những dạng bài tập mà học sinh hay gặp trong các kỳ thi. Bài tập dạng này thường không khó vì chỉ cần nhớ hết công thức và áp dụng theo.

  • Bước 1: Cần xác định đúng các thành phần trong câu chủ động, thì được dùng trong câu bị động.
  • Bước 2: Tiến hành xác định chủ ngữ mới và tân ngữ mới. Bởi chủ ngữ mới sẽ là tân ngữ trong câu chủ động, và tân ngữ mới sẽ là chủ ngữ trong câu chủ động.
  • Bước 3: Bắt đầu chia động từ cho câu bị động và lưu ý là động từ cần chia theo chủ ngữ mới và theo thì của câu.
  • Bước 4: Cuối cùng, tiến hành ghép lại thành một câu hoàn chỉnh và nhớ kiểm tra lại.

Câu bị động trong các thì tiếng Anh lớp 9

Cấu trúc câu chủ độngCấu trúc câu bị động
Thì hiện tại đơnS+V(s/es) +0

Ví dụ: The City Council organizes the party annually. (Hội đồng thành phố tổ chức tiệc hàng năm)
S+ is/ am/ are + PP (by + 0)

Ví dụ: The party is organized annually by the City Council. (Tiệc được tổ chức hàng năm bởi hội đồng thành phố)

Thì hiện tại tiếp diễnS+ Is/am/ are + V_ing + O

Ví dụ: He is drawing a picture. (Anh ấy đang vẽ một bức tranh)


S+is/am/ are BEING + PP (by + 0)

Ví dụ: A picture is being drawn by him. (Một bức tranh đang được vẽ bởi anh ấy)

Thì hiện tại hoàn thànhS+have/ has + PP + O

Ví dụ: They have built this building for 4 years, (Họ đã xây dựng tòa nhà này được 4 năm.)

S+ have/ has BEEN+ PP (by + 0)

Ví dụ: This building has been built for 4 years by them. (Tòa nhà này đã được xây dựng được 4 năm bởi họ)
Thì quá khứ đơnS+ V2/ ed+0

Ví dụ: Mary cooked this dish yesterday. (Hôm qua, Mary đã nấu món ăn này. )

S + was/were + PP (by O)

Ví dụ: This dish was cooked yesterday by Mary. (Món ăn này đã được nấu hôm qua bởi Mary)
Thì quá khứ tiếp diễnS+ was/ were + V_ing + 0

At this time yesterday, dad was fixing the bike. (Vào giờ này ngày hôm qua, bố tôi đang sửa xe đạp.)
S+ was/ were BEING + PP (by + 0)

At this time yesterday, thebike was being fixed by my dad. (Vào giờ này ngày hôm qua, xe đạp đang được sửa bởi bố tôi. )
Thì quá khứ hoàn thànhS+ had + PP + O

John had done all of hishomework by 10PM yesterday. (John đã hoàn thành tất cả các bài tập vềnhà của mình trước 10h tối hôm qua.)
S + had been + PP + By O 

All of John homework had been done by him by 10PM yesterday. (Tất cả bài tập về nhà của John đã được hoàn thành trước 10h tối hôm qua.)
Thì tương lai đơnS+will+V inf+O

Ví dụ: I will finish this song tomorrow. (Tôi sẽ hoàn thành bài hát này vào ngày mai. )

S+ will be + PP (by + 0)

Ví dụ: This song will be finished tomorrow by me. (Bài hát này sẽ được hoàn thành vào ngày mai bởi tôi.)
Thì tương lai gầnS+ is/ am/ are going to + V inf+O

Ví dụ: They are going to hold a party this month. (Họ định sẽ tổ chức một bữa tiệc trong tháng này.)

S+is/am/ are going to be + V inf (by O)

Ví dụ: A party is going to be held this month by them. (Một bữa tiệc sẽ được tổ chức trong tháng này bởi họ.)

Cấu trúc câu bị động với động từ khiếm khuyết

Một số động từ khiếm khuyết như: must, can, could, should, may, might, have to có thể được sử dụng trong câu bị động bằng cách thêm “be + động từ phân từ sau chúng.

Câu chủ động: Chủ ngữ + động từ khuyết thiếu + động từ nguyên thể + tân ngữ 

Câu bị động: Chủ ngữ + động từ khuyết thiếu + be + động từ phân tử + by + tân ngữ Câu bị động

Ví dụ:

Câu chủ động: City residents should plant flowers in their neighborhood.

Câu bị động: Flowers should be planted in their neighborhood by city residents.

Một số cấu trúc câu bị động đặc biệt

Cấu trúc bị động có nhiều hơn một tân ngữ

Một số động từ thường đi sau bởi hai tân ngữ (tân ngữ chỉ người và tân ngữ chỉ vật) như: send, give, bring, buy, provide,….

Câu chủ động: Chủ ngữ + động từ + tân ngữ 1 + tân ngữ 2

Câu bị động:

1) Chuyển tân ngữ chỉ người thành chủ ngữ của câu:

Chủ ngữ + be + động từ phân từ + tân ngữ chi vật + by + tên người

2) Chuyển tân ngữ chỉ vật thành chủ ngữ của câu (bắt buộc có giới từ kèm theo):

Chủ ngữ + be + động từ phân tử + to/for + tần ngữ chỉ người + by + tân ngữ

Ví dụ:

Câu chủ động: Teachers should give students homework.

Câu bị động:

• Trường hợp 1: Students should be given homework by teachers.

• Trường hợp 2: Homework should be given to students.

Lưu ý: Giới từ trong trong hợp này là giới từ đi chung với những động từ cụ thể chẳng hạn như give to, talk to, share with (các bạn nên kiểm tra trong từ điển để đảm bảo tính chính xác.)

Cấu trúc câu bị động của các động từ tường thuật: think, say, report, rumor, believe,……

Câu chủ động: Chủ ngữ 1 + động từ tưởng thuật + that + mệnh đề

Câu bị động:

1) It + be + động từ phân từ (động từ tường thuật) + that + mệnh đề

2) Chủ ngữ 2 + be + động từ phân từ (động từ tưởng thuật) + to + động từ nguyên thể /to + have + động từ phân tử + tân ngữ

Lưu ý: cách dùng của to V và to have + động từ phân tử như sau:

  • To V: Khi hành động ở động từ tường thuật và mệnh đề tường thuật diễn ra cùng thời hiện tại hoặc quá khứ.
  • To have + động từ phân từ: Khi hành động ở động từ 2 diễn ra trước hành động ở động từ tường thuật.

Ví dụ:

Câu chủ động: People believe that John is a famous doctor,

Câu bị động:

Cách 1: It is believed that John is a famous doctor.

Cách 2: John is believed to be a famous doctor.

Cấu trúc câu bị động với have/get

Động từ have và get có thể được sử dụng để biểu đạt ý nghĩa nhờ hoặc mướn ai đó làm gì. Khi được dùng với cấu trúc bị động, câu sử dụng động từ have và get sẽ có cấu trúc sau:

Câu chủ động

1) Chủ ngữ + have+ tân ngữ (chỉ người) + động từ nguyên thể+ tân ngữ chỉ vật.

2) Chủ ngữ + get + tân ngữ chỉ người + to + động từ nguyên thể + tân ngữ chỉ vật.

Câu bị động:

Chủ ngữ + have/get + tân ngữ chỉ vật + động từ phân từ + by + tân ngữ chỉ người.

Ví dụ:

Câu chủ động: I have John fix my bike.

Câu bị động: I have my bike fixed by John.

Cấu trúc bị động với đại từ bất định

Những đại từ bất định như nobody, noone anything thường không đứng sau by trong thể bị động:

Câu chủ động:

1) Nobody/No one + động từ + tên ngữ. 

2) Chủ ngữ + động từ +anything.

Câu bị động:

1) Chủ ngữ + be + not + động từ phân từ.

 2) Nothing + be + động từ phân từ.

Ví dụ:

Câu chủ động: Nobody has received the message from the manager yet.

Câu bị động: The message from the manager has not been received yet.

Lưu ý khi dùng Câu bị động trong tiếng Anh lớp 9

Nội động từ và ngoại động từ

Mọi người cần lưu ý chỉ các câu có ngoại động từ (là các động từ bắt buộc có tân ngữ phía sau) mới có thể chuyển sang cầu bị động (passive voice). Ngược lại, nội động từ (không cần tân ngữ phía sau) chỉ được sử dụng ở dạng chủ động.

Ví dụ:  Ngoại động từ (transitive verbs):buy, use, watch,

My mother bought a new smartphone => a new smartphone was bought by my mother

Rút gọn chủ ngữ trong câu bị động

Khi tân ngữ trong câu chủ động là một đại từ bất định như anyone, someone, somebody hoặc một danh từ chung không được xác định cụ thể như people, woman, … thì ở câu bị động, cụm tân ngữ “by + O” có thể được rút gọn.

Câu có hai tân ngữ

Một số động từ trong tiếng Anh có thể có hai tân ngữ (chỉ người và chỉ vật) : “V + someone + something”. Các câu có chứa những động từ như này có thể được chuyển sang câu bị động theo hai cách khác nhau, bằng việc đưa từ tân ngữ ra đầu câu làm chủ ngữ.

Ví dụ:

John sent me a letter yesterday. (anh ấy gửi cho tôi một lá thư vào ngày hôm qua)

Cách 1: I was sent a letter by John yesterday.

Cách 2: A letter was sent to me by John yesterday.

Vị trí các trạng từ trong câu bị động

 Khi chuyển từ câu chủ động sang câu bị động (passive voice) cũng cần chú ý về vị trí của các loại trạng từ cụ thể:

• Các trạng từ chỉ tần xuất (usually, always, rarely, never, often, sometimes, regularly) và trạng từ chỉ cách thức (quickly, beautifully, slowly, …) được đặt giữa động từ tobe và quá khứ phân từ.

• Các trạng từ chỉ thời gian ( yesterday, 2 years ago, at 8 A.M, last year, …): đặt sau “by +0”

• Các trạng từ chỉ nơi chốn (in the city, at school, in the garden, …): đặt trước “by + O”

Trên đây là những kiến thức về lý thuyết đầy đủ về câu bị động tiếng anh 9 mà Bhiu cung cấp nhằm giúp các bạn ôn luyện và nắm vững kiến thức. Chúc các bạn nhanh chóng nắm vững kiến thức này. Bạn hãy ghé thăm  Học ngữ pháp tiếng Anh  để có thêm kiến thức mỗi ngày.

Viết một bình luận